12/03/2020, PV Tâm An (https://www.facebook.com/tamankysu/posts/1694442740698594)

Frank Tran là ai?

Đôi điều thú vị về nhân vật ứng cử viên Westminster City Council này (mà tôi mới biết)

P/S: Cho tới hôm nay viết bài này tôi vẫn chưa từng gặp mặt Frank Tran lần nào!

Tôi mới biết về Frank Tran thông qua một lần tình cờ anh "add nick" hỏi tôi về số điện thoại của ông chủ vườn Thanh Long ở San Diego cách đây mấy tháng. Tôi cho anh số phone như một độc giả bình thường, tôi không hề biết anh là ai ngoài cái tên.

Cho tới một hôm, tôi vô tình comment trên Facebook một chị bạn, tôi hứng chí lên, gọi ông Tổng Bí Thư Đảng CS là “cái thằng đó” thay vì ngôn từ lịch sự hơn “cái lão đó”. Thế là Frank Tran nhắn tin riêng tôi rất tế nhị, đại ý thế này: Tôi nghĩ bạn là nhà báo, bạn không nên gọi ông Trọng là “thằng” dù có khinh khiến kẻ độc tài CS, bởi nếu như vậy thì cũng như những kẻ đã gọi ông Tổng Thống Thiệu là “thằng”, bạn nghĩ sao?

Tôi thấy có lý. Từ trước tới nay, tôi rất dị ứng với những kẻ thô lỗ vô học. Có những kẻ gọi Tổng Thống Trump là “thằng” nhất là cô ta chỉ bằng tuổi con ông Trump, tôi không thể chịu được, bèn bay vô sửa lưng họ. Đối với tôi, Trump là một vị Tổng Thống vì dân vì nước, nói thẳng đập mạnh, diệt Trung Cộng thẳng tay…tôi rất vị nể. Nếu quý vị không ưa ông, thì có quyền phê bình chính sách với luận cứ rõ ràng. Kẻ nào gọi bằng ngôn từ xúc phạm, tôi khinh. Đó là thứ vô văn hóa! Vì Tổng Thống là do dân bầu, ổng vì đất nước mà dấn thân, đưa Mỹ đi lên như vậy, kẻ nào vẫn ngoan cố không công nhận, còn xúc phạm, kẻ đó ắt hẳn quay lưng lại với lợi ích của nước Mỹ.(Khoan hãy nói về Covid-19 đang tàn phá kinh tế, đó là vấn đề thiên tai không biết trước, hãy chờ xem Trump hành động ra sao rồi hãy phán nhé, mấy vị anti-Trump).

Vậy mà tôi quên, tôi đã gọi người ta là “thằng” dù họ lớn hơn cả tuổi cha của tôi. Dù họ có là tội đồ dân tộc, thì cũng cứ nên nói năng cho tử tế để người khác khỏi đánh giá về mình, chứ không phải vấn đề “nâng bi cộng sản”.

Thế nên tôi vội sửa chữ “thằng” đó theo ý của Frank Tran thành “lão” or “hắn ta” theo nghĩa khinh miệt mà tôi muốn nhưng mà vẫn lịch sự.

Tới lúc đó, tôi vẫn không biết anh ta là ai ngoài cái tên và một sự tử tế, nhã nhặn đáng quý.

Sau này, tôi nghe một người nói về Frank Tran: Ồ, anh ta là một người có học, anh ta là kỹ sư công chánh, anh ta từng tranh đấu cho những gia đình có con bị chứng tự kỷ, chậm nói. Anh ta tranh đấu với cả một học khu đấy. Rất dũng cảm.

Tôi bèn tìm hiểu về anh ta coi sao. Tôi tò mò, search google, tìm ra một cái trang tên là Sức Mạnh Cộng Đồng. Sau đó thì tôi đánh liều hỏi anh: Này anh, có phải anh đã từng tranh đấu cho các em bé tự kỷ, hãy kể về câu chuyện đó, tôi muốn nghe những điều amazing như vậy.

Thế là Frank Trần gửi cho tôi một dài dằng dặc từ hồi 2006-2007 gì đó. Đây là một bản thảo "transcript" anh soạn để lên talk show với đài Little Saigon Radio. Bản thảo quá dài, xin tóm tắt cho dễ hiểu:


Gia Cảnh (Family Background vào năm 2006):
- Frank tên thật là Trần Hữu Thân, sinh ra trong gia đình có 5 người chị và một em gái. Khi mất nước, Ba bị vào tù, Frank trở thành “anh trai trưởng” khi mới 5 tuổi.

- Ba anh chỉ là viên chức nhỏ thời VNCH nhưng bị đi tù nhiều năm. Sau đó ông quyết định đưa Frank đi vượt biên theo ngả Campuchia, sang Thailand năm 1988, tị nạn tại đây 2 năm, sau đó qua Philipines và đến Mỹ năm 1990. Gia đình của Frank sau đó được đoàn tụ năm 1993 theo diện HO.

- Sau khi học ESL, học GED, Frank tốt nghiệp Cal Poly Pomona ngành Civil Engineering năm 1997.
- Sau đó anh xin được làm kỹ sư tại công ty tư vấn quy mô 1000 nhân viên ở Irvine: RBF Consulting
- Năm 2003 anh rời công ty về làm Kỹ Sư Công Chánh lo hệ thống cầu đường thành phố biển giàu có Newport Beach, và làm từ đó tới nay đã gần 20 năm.
Anh nói: “Tôi lo trông coi về hạ tầng cơ sở (infrastructure) của thành phố Newport Beach. Nếu quí vị có dịp đi đến Fashion Island, Corona Del Mar State Beach, Newport Pier, hay bất cứ nơi đâu trong thành phố Newport Beach, bất cứ đều gì quí vị không hài lòng, gọi đến City là sẽ được giải quyết nhanh chóng, chúng tôi ở đây là public servants, đúng nghĩa là “đầy tớ của nhân dân”, là để phục vụ cho quí vi. Tại đây tôi mới học được đúng nghĩa của quyền công dân, của một Tax Payer, và hệ thống hành chánh City Council/City Manager government ở các thành phố ở Mỹ.”


Với kinh nghiệm một kỹ sư công chánh ngần ấy năm, tôi nghĩ rằng Frank đã thấm được văn hóa làm việc, ứng xử và lối sống trách nhiệm, thật thà , tôn trọng người bất đồng chính kiến của người Mỹ. Hơn ai hết, tôi có đủ lý do để tin tưởng anh là người rất am hiểu về việc VẬN HÀNH MỘT BỘ MÁY QUẢN LÝ THÀNH PHỐ ra sao.

Anh là một cư dân của thành phố Westminster 20 năm. Anh có một đóng góp lớn cho sự công bằng và trong sạch của học khu Westminster mà tôi sắp kể cho quý vị nghe dưới đây.

- Vào năm 2006-2008 (tôi không rõ năm nào), Frank Trần lập gia đình và có ba con: một bé 6 tuổi đang học lớp 1 ở trường tiểu học Hayden Elementary School, bé 4 tuổi rưỡi đang học mẫu giáo ở trường John Land Preschool. Còn bé 7 tháng tuổi thì còn đang luyện giọng (khóc), có triển vọng là một ca sỹ tốt [khá hài hước]

.......
Dưới đây là câu chuyện nên đọc về sự tranh đấu đơn phương độc mã của Frank Tran vào thời điểm đó.

Xin trích nguyên văn mới thấy hết được cái hồn của câu chuyện: Hãy tưởng tượng quý vị chỉ là người nhập cư, tiếng Anh còn chưa giỏi, không học ngành Luật, có đứa con nhỏ 2 tuổi bị chứng chậm nói, nhưng đã một mình chiến đấu với một tập thể trường học và luật sư ra sao? Mấy ai làm được như Frank Tran, xin dơ tay?

Kết quả sau cuộc đấu trí này, mà con anh được học lớp can thiệp sớm, từ đứa trẻ bị chậm nói đã sớm hòa nhập với các bạn đồng lứa khi tới 9 tuổi (lớp 3). Có lẽ cũng nhờ sự đấu tranh của anh, mà biết bao gia đình có con chậm nói sau đó, đã được hưởng quyền lợi miễn phí mà suýt nữa không có anh tranh đấu thì các bé đã không được hoặc là phải đóng học phí khá cao.


Kính thưa quí vị, đứa con thứ 2 của tôi không nói được khi cháu vừa tròn 2 tuổi, cháu nhút nhác, thường tránh nhìn thẳng vào mắt người khác, hay thích chơi một mình, không để ý cái gì xảy ra chung quanh. Chúng tôi liên lạc với Regional Center để được huấn luyện đặt biệt và tập nói cho cháu. Trong giai đoạn nầy tôi phó mặt cho vợ tôi là một Public Health Nurse/Case Manager của sở y-tế Quận Cam với cái quan niệm là cháu còn nhỏ mà, từ từ rồi sẽ nói, lo chi. Tôi cũng ngạc nhiên là Region Center cung cấp nhân viên đến tận nhà dạy cháu 2 tiếng mỗi ngày. Tôi vẫn mặc nhiên, bỡi vì chỉ chậm nói thôi mà, người quen tôi ở VN có con đến 7 tuổi mới nói được, rồi cũng xong có gì đâu. “Tụi” Mỹ này hay quan trọng hóa vấn đề quá, nhưng mà miễn phí, có mất mát gì đâu, để ý làm chi cho mất công. Chuyện nhỏ.

Vào đầu năm 2005, sau một năm ở Regional Center trước khi cháu bước sang 3 tuổi, họ tổ chức một cuộc họp gọi là Transition Meeting, tức là cái cuộc họp chuyển tiếp từ Regional Center qua School District khi bé vừa tròn 3 tuổi. Vợ tôi muốn tôi đi họp chung vì sao thấy bên Regional Center và trường học họ gởi nhiều Specialists đi họp quá. Thế là tôi đi họp với tâm trạng đi cho vui, chớ con mình có gì đâu, chậm nói thôi, chuyện nhỏ mà…

Vào đầu buổi họp, chúng tôi được phát cái tập giấy nhỏ gọi là “Parents’ Rights Guidelines” và họ yêu cầu chúng tôi phải ký nhận là đã được cung cấp một bản về các quyền lợi của mình là bậc phụ huynh. Kinh nghiệm nghề nghiệp và bản thân, cái gì mà bắt tôi phải ký nhận thì không còn là chuyện nhỏ nữa. Đã ký thì phải đọc, mà đọc mà không hiểu mấy cái chữ viết tắc, hay mấy cái “code numbers”, chiếu theo luật nầy luật nọ mà họ dẫn giải ở trong đó thì phải tìm đọc cái luật đó cho tường tận. Đó là cái điều đầu tiên tôi ghi nhận vào đầu buổi họp. Điều thứ hai tôi chú ý là họ cung cấp hai buổi học trong lớp luyện nói (group speech), trong giấy tờ ghi rõ là 30 phút mỗi ngày, 2 ngày một tuần, tổng cộng làm mấy trăm phút trong khóa này, ghi rõ theo cái đơn vị là phút rất tỉ mỉ; còn cái việc dạy tại nhà giống như chương trình của Regional Center họ cho là không cần thiết. Vợ tôi hỏi có nên gởi cháu đi học lớp Preschool không, thì họ bảo chúng tôi đi làm có lợi tức thì cứ việc ghi danh và trả tiền giống như đứa con lớn của chúng tôi. Nghe qua rất là có lý, không có gì phải nghi ngờ. Xong cuộc họp là cảm ơn rối rít về việc họ đã giúp đỡ cho con chúng tôi.

Về nhà là tôi bắt đầu tìm hiểu về cái điều đầu tiên tôi băn khoăn, lên internet, search mọi cái luật đã nêu ra trong cái “Parents’ Rights Guidelines”, đồng thời tôi mới được biết cái luật về Học vấn Cho Người Khuyết Tật mới vừa được điều chỉnh lại năm 2004 (Individual Disabilities Education Act Amendment 2004) bảo vệ cho trẻ từ 3 đến 21 tuổi bị tàn tật rất là chặt chẽ, nhà trường phải cung cấp mọi dịch vụ thích ứng (appropriate) mà cha mẹ không phải tốn kém gì hết. Lúc này tôi mới bừng tỉnh là mình quá ngây thơ, đã bị gạt, nhân viên của trường trả lời lếu láo cho qua phà, mà đa số là phạm luật (non-compliance) bỡi vì cha mẹ đâu có biết, và họ đâu có viết xuống biên bản đâu mà có bằng chứng. Mới được cung cấp cho 30 phút dạy luyện nói miễn phí cứ tưởng là được ban phước lớn, cảm ơn rối rít. Mà tôi bị gạt là điều không chấp nhận được, hy vọng có dịp khác tôi sẽ hầu chuyện cùng quí vị việc tôi tự đi tố tụng mà không cần luật sư khi ai trong gia đình tôi bị đối xử bất công.
Sau một tuần, tôi gởi một lá thư bảo đảm lại cho School Psychologist của trường học, nêu ra các luật họ đã vi phạm dựa theo luật số mấy số mấy của Calif. Education Code. Tôi yêu cầu họ phải có một cuộc họp khác trong vòng 30 ngày, và phải trả lời bằng văn thư nếu họ phản bác lại những điều tôi nêu ra. Tôi sẽ gởi con tôi đi học Preschool ngay lập tức và họ phải trả tiền theo luật định. Không hiểu tiếng Anh mình tệ quá hay sao, mà sao mà họ lờ luôn, đã qua cái hạn 30 ngày mà “thư không thấy hồi âm” . Sau đó tôi đến thẳng trường học, và đòi gặp mặt nói chuyện với Hiệu Trưởng của Chương Trình Giáo Dục Đặt Biệt (Director of Special Education). Lá thư mình viết hơn 3 trang giấy, dẫn chứng luật lệ tưởng đâu quá hay, không ngờ chẳng ai thèm để ý. Quê quá, nên tôi đổ mọi bực tức vào ông Hiệu Trưởng, tôi nạt nộ lớn tiếng rằng trường đã phạm luật và tôi sẽ kiện. Ông Hiệu Trưởng bị tôi la trước mặt thư ký và những nhân viên khác, nên cũng quê quá và nói rằng ông muốn chấm dứt cuộc nói chuyện tại đây, và nếu tôi có kiện thì trường sẽ có luật sư của trường để biện hộ. Hiệu Trưởng mà trả lời kiểu nầy thì tôi thấy ông cũng quá giận rồi, làm tôi cũng hơi hối tiếc là mình cũng hơi quá đáng một chút. Nhưng đã lên lưng cọp thì phải cỡi. Tôi không thể dừng lại, đặt biệt đây là quyền lợi của con tôi, tôi không thể bỏ cuộc một cách dễ dàng.

Cuộc Đấu Trí Bắt Đầu - Hiệp Một:
Theo luật, trường học phải gởi thư mời họp IEP trở lại, họ thông báo trường sẽ có 2 người là School Psychologist và Speech Pathologist tham dự. Theo luật, cha mẹ phải thông báo là sẽ có ai đến dự cùng với mình. Sau khi tôi tìm hiểu luật sư nào là “Hung Thần” của School District, chuyên trị về Special Education Law, tôi gọi đến văn phòng luật sư đó nói chuyện năm ba câu xã giao, hỏi về luật sư phí, và tôi để luôn tên người luật sư đó vào tờ giấy hồi âm là tôi sẽ có luật sư đi theo. Và theo luật định, tôi cũng thông báo cho họ biết là tôi sẽ thu băng cuộc họp nầy và t ôi yêu cầu có thông dịch viên. Lập tức, hai ngày sau, nhà trường gởi hỏa tốc một lá thư khác thông báo là họ sẽ có khoảng 10 người, bao gồm, Spec. Ed Director, School Lawyer, School Psychologist, Speech Pathologist, OT, PT, Autism Specialist, SDC Teachers tham dự buổi họp nầy. Nhận thư, tôi mỉm cười vì thấy rằng họ đã biết sợ, và họ đang nằm trong sự giàn dựng của tôi trong cuộc đấu trí này. Tôi bỏ $130 mua một cái máy thâu âm digital hiện đại nhất (2005), có thể thâu đến 15 tiếng đồng hồ và lưu trữ trong computer.

… cuộc họp IEP diễn ra, luật sư của tôi không có mặt (), luật sư của trường ngồi nghe tôi nói những gì họ đã vi phạm… Tôi biết họ đã họp trước với luật sư của trường, đem lá thư 3 trang của tôi ra mà mổ xẻ, và đã quyết định phải cung cấp cái gì cho đúng luật. Cuối cùng con tôi được cung cấp những dịch vụ nhiều hơn tôi mong đợi như: Học preschool buổi sang mỗi ngày, 2 buổi học nói (30 phút) tại trường mỗi tuần, 2 giờ học tại nhà có chuyên viên tới dạy one-to-one buổi chiều mỗi ngày. Tất cả hoàn toàn miễn phí. Vậy là lá thư 3 trang của mình không đến nỗi tệ, có hiệu quả, chỉ có Luật Sư đọc qua mới biết sợ.

Sau buổi họp, tôi tắt máy thâu và thương lượng riêng với ông Hiệu Trưởng là phải trả tiền học Preschool trong tháng qua để khỏi mất thời của tôi và của ông bỡi vì tôi sẽ “thừa thắng xông lên, hốt luôn hụi chót”, tôi sẽ kiện thẳng đến tiểu bang, không qua Superintendent cho mất thời gian của tôi (lúc này tôi chưa biết Superintendent của Westminster đang tìm đường tháo chạy). Ông đồng ý, yêu cầu tôi viết một lá thư để ông nộp qua hội đồng theo thủ tục. Tôi mãn nguyện cho những đêm không ngủ để đọc ba cái từ ngữ khó hiểu, và từ đó về sau, online không còn nghe bà xã phàn nàn như hồi xưa nữa. 
Và giờ đây con tôi cũng đã 4 tuổi rưỡi, nói tiếng Anh rất là lịch sự, lúc nào cũng “Please, Excuse Me, Thank you” luôn miệng. Dắt đi ra ngoài, đứa lớn thì nói tiếng Việt líu lo, đứa nhỏ thì “xổ” toàn tiếng Mỹ, khách quan nhìn vào dễ lầm tưởng là con của hai bà mẹ khác nhau. 

Cuộc Đấu Trí Hiệp Hai - Tôi Kiện Học Khu Westminster:

Thông thường, sau một năm là phải họp IEP một lần, để duyệt xét và điều chỉnh chương trình học vấn cho thích hợp. Đầu năm 2006, tôi gởi cháu đi Speech Evaluation, và họ recommend nên phải có thêm một giờ Individual Speech Therapy mỗi tuần. Nếu trả tiền mặt thì phải mất $120/giờ, hiện đang được Health Insurance trả, cho nên chỉ phải trả $15 copay. Đến kỳ họp IEP, tôi yêu cầu họ cung cấp 1 giờ Ind. Speech Therapy. WSD trả lời là không cần thiết vì cô giáo dạy lớp Preschool đặt biệt đã là Speech Pathologist. Tôi yêu cầu viết vào văn bản văn bản để tôi có bằng chứng là trường từ chối cung cấp dịch vụ này để tôi kiện. Ông Hiệu Trưởng ra lịnh cho School Psychologist ghi vào biên bản, là Nhà Trường sẽ trả lời bằng văn thư trong vòng 30 ngày, ông nói ông cần phải thảo luận xếp của ông (SELPA Executive Director, Jim Hemsley). Tôi tưởng là họ sẽ cho mà thôi, không ngờ họ đã viết thư từ chối sau đó. Tôi nghĩ rằng họ nghĩ là tôi chỉ “bluffing” được một lần thôi chứ biết gì mà kiện tụng. Họ đâu biết rằng tôi đã “dùi mài kinh sử” trong năm qua, đặt biệt năm 2005, luật về IDEA và NCLB của Tổng Thống Bush đã rõ ràng, thông tin trên internet vô số kể, sách cũng đã có bán về đề tài nầy.

Tôi đệ đơn lên OAH (Office of Administrative Hearings), đồng thời yêu cầu OAH cung cấp thông dịch viên cho tôi, vì tôi nghĩ các Nguyên Thủ quốc gia ai mà không biết tiếng Anh nhưng lúc nào họ cũng nói qua người thông dịch, tại sao mình không dùng người thông dịch để câu giờ mà suy nghĩ, mình dành thời giờ để đấu trí, còn hơn là lo kiếm từ vựng để nói. Hơn nữa trước những người dân bản xứ thì mình phải kiếm một người Việt Nam cho nó có đồng minh, là máu đỏ da vàng cho nó đỡ khớp.

Theo luật, WSD mời tôi ra buổi tạm dịch là “Ngồi Lại Với Nhau Mà Giải Quyết Vấn Đề” (Resolution Session), Hiệu Trưởng và Xếp của hiệu trưởng (SELPA Director) gặp tôi thương lượng và họ sẽ đồng ý trả $15 copay cho hiện tại, rồi việc gì thì tính sau. Tôi đồng ý trên nguyên tắc. Họ bảo họ sẽ thảo biên bản, và tôi nói tôi sẽ ký sau khi thảo luận với “my boss at home”, ở Mỹ mà . Sau đó họ thảo một văn kiện nói rằng tôi sẽ bỏ qua tất cả (give up all my rights) mọi yêu cầu về Speech Therapy sau khi ký văn kiện nầy, và văn bản nầy là do đôi bên soạn thảo, mà nó sẽ là bảo mật (confidential). Tôi ngẫm nghĩ mình mất thời gian đến cái mức nầy, mà bây giờ bỏ qua tất cả vì $15 copay, phải ký trên một văn kiện do người Mỹ soạn sẵn, lối hành văn thỉnh thoảng phải đọc hai ba lần mới hiểu. Lịch sử chiến tranh VN chưa phai màu trong trí óc tôi, tự ái dân tộc nổi lên, tôi tuyên bố “boss at home disagreed”, phải ghi thêm vào văn kiện là trường phải cung cấp 1 giờ dạy nói khi insurance chấm dứt. Nếu không, mang nhau ra tòa phán xét. Vậy là bữa “Ngồi Lại Với Nhau Mà Giải Quyết Vấn Đề” thất bại.

Bước kế tiếp là Buổi Hòa Giải (BHG tiến Anh gọi là Mediation): Để tiết kiệm tiền bạc và thời gian khi ra tòa, OAH yêu cầu hai bên nên có một BHG; hai bên sẽ ra gặp nhau dưới sự điều khiển của một vị quan tòa về hưu, vị nầy không có quyền cầm cân rảy mực, không có quyền quyết định đúng sai như quan tòa, mà chỉ giải thích luật mà thôi. Sách đã dạy, muốn được 5 thì phải đòi 7, sau đó mới rút lại từ từ còn 5, mới gọi là win-win situation, mới hả hê đôi bên. Tôi áp dụng chiến lược nầy, đòi hỏi tùm lum, nào là …., cộng luôn cả tiền lương phải nghỉ ở chỗ làm. “Take it or leave it. I’m ready to go in Court to see how the system works”. Tôi cũng làm ra vẻ là mình cũng nghiên cứu bài vở dữ lắm (cũng có thiệt), đưa ra một cái Court Decision trong quá khứ là tòa sẽ cho luôn tiền luật sư cho bên thắng, cho nên tôi sẽ có luật sư riêng nếu ra tòa, và tôi sẽ yêu cầu tòa gởi trác (subpoena) yêu cầu những người Specialists (expert witness) ra tòa, và bên thua phải trả tiền. Tôi trừng mắt khẳng định rằng các ông thua chắc và sẽ tốn kém hơn nhiều. Sau đó tách riêng hai phòng, ông tòa về hưu chạy qua chạy lại. WSD từ từ rút lui từng bước một, chịu trả $15 copay trong quá khứ và tương lai, sau đó nói sẽ cung cấp 30 phút group speech therapy, sau đó lên 60 phút group speech therapy, sau đó lên 30 phút group therapy và 30 phút individual. Và cuối cùng họ đồng ý sẽ cung cấp 1 giờ individual Speech Therapy nếu bảo hiểm không trả tiền; phần tôi thì sẽ không đòi tiền lương bị mất (bargaining chips). Tôi nhớ người thông dịch viên hôm đó là mục sư về hưu Nguyễn Văn Minh, ông ta còn ngạc nhiên sau khi nghe câu trả lời lúc hỏi tôi “có phải con là low-income phải không, nên mới đòi trường cung cấp những dịch vụ miễn phí như vậy.

………………………………….

Còn đây là CÂU CHUYỆN THỨ HAI, để thấy tinh thần tranh đấu đâu ra đó của anh để bảo vệ gia đình và người thân, cũng như cộng đồng dân cư “thấp cổ bé họng:

Experience with Law – Court System:
Gia đình tôi đến Mỹ sau nầy theo diện HO, và bây giờ tôi có thể thi hành cái trách nhiệm “man of the house” của mình trên đất nước dân chủ nầy. Một người anh rể tôi dặn dò trước khi ra đi là “em cố gắng chăm học nơi quê người, sau này em có giàu có mà không có học thì người ta sẽ gọi em là trọc phú”. Câu này chắc có lẽ không đúng với Bill Gate nhưng nhờ vậy mà tôi đặt nhiệm vụ hàng đầu (top priority) là phải học. Ngoài chương trình ở trường, tôi cố gắng trau dồi kiến thức về mọi vấn đề thực tiễn trong cuộc sống qua những cuốn sách self-help để giúp đỡ gia đình mình và bè bạn. Tôi đã và sẽ không bỏ qua một sự bất công nào đến với một người nào trong gia đình tôi.

- Ví dụ như năm 1998, em gái tôi bị tai nạn xe cộ, hãng bảo hiểm Mercury insurance làm khó dễ trong lúc bồi thường vì mình thật thà không đem ra luật sư; tôi kiện Mercury ra Small Claim Court ở Alhambra và đã thắng, Mercury phải trả đầy đủ tiền bồi thường cộng thêm tiền làm tôi mất thời gian phải ra tòa.

- Ví dụ thứ 2 là vào khoảng năm 2002, một người chị của tôi nghe chiêu dụ giá rẻ làm sao mà gắn điện thoại "long-distance" với hãng 011 Communications. Kết quả là hằng tháng phải chịu minimum charge dù có gọi long-distance hay là không, liên tục mấy tháng, gọi customer service thì được hứa sẽ credit back mà không thấy đâu hết, cái bill điện thoại thì add-up tới trăm mấy. Tôi đã viết một lá thư tới hãng điện thoại 011 Communications và đồng gởi qua (cc:) văn phòng California Public Utilities Commission. Sau 2 tuần, 011 Commnications gọi lại, xin lỗi sự hiểu lầm, và xóa sổ không nợ nần gì hết.

- Ví dụ thứ 3 là khoảng tháng 2 năm 2003, tôi mua dùm 2 vé máy bay cho anh chị tôi từ New York về VN, họ đã dùng 1/6 của vé máy bay là bay từ New York về California, sau đó anh chị tôi quyết định bãi bỏ chuyến đi vì bệnh SARS đang nổi lên, chính phủ khiến cáo không nên du lịch vùng Đông Nam Á. Cái vé round-trip về VN gồm 6 phần với giá khoảng $1200, vì đã dùng một phần cho nên China Airlines trừ ra cái phần đã dùng, tính theo giá one-way của hãng United Airline từ New York đến LAX, có nghĩa là không còn một xu nào refund hết. Tôi đã gọi qua travel agents, đến chỗ bán vé whole-sale và đều được trả lời là “phải chịu, hồi giờ là như vậy, không có cách gì thay đổi được”. Tôi viết một lá thư gởi bảo đảm đến bà Lily Wu, giám đốc văn phòng phục vụ khách hàng của China Airlines ở Los Angeles, yêu cầu họ phải trả lại tiền một cách hợp lý, nếu không thì tôi sẽ kiện họ ở tòa Small Claim Court. Cuối cùng China Airlines chỉ lấy khoảng $300 cho phần vé đã dùng và trả phần tiền còn lại.

- Ví dụ thứ 4 là gần đây vào tháng 12, 2004, Ba tôi bị một cái giấy phạt J-walking $113 ở Monterey Park, Ba tôi nói “ba đi lấy báo hằng ngày cả mấy năm nay, vậy mà nay bị phạt”, tôi khuyên Ba tôi cẩn thận nên dùng ngã tư có crosswalk dành cho người đi bộ khi băng qua đường, và sau đó tôi viết một lá thư cho tòa nói rằng viên cảnh sát kia đã sai khi phạt ba tôi về J-walking (Calif Vehicle Code CVC. 21955) bởi vì một ngã tư của block đường nầy không có đèn xanh đèn đỏ, nếu không đồng ý, thì sẽ đối chứng với tôi ở tòa án. Và tôi đã thắng, tòa đã trả tiền phạt lại.


Government Structure:
Trong hệ thống hành chánh City Council/City Manager government ở các thành phố. Quí vị bầu ra vị dân cử đại diện cho mình là City Councilman và thi trưởng là Mayor, họ là những người chủ của Thành Phố, họ sẽ mướn người City Manager (CM) theo hợp đồng, người CM sẽ là xếp của các Department Directors (DD), DD sẽ là xếp các người Kỹ-sư như tôi, hay những người đứng ở Counter khi bạn đến City Hall. Ai làm bạn không vui, quí vị cứ gọi người dân cử của bạn. Ở Westminster, không vui thì gọi Andy Quach; ở Garden Grove, không vui thì gọi Janet Nguyen, v.v…

Tương tự trong hệ thống học đường, quí vị bầu ra School Board Members (SBM / giống như City Councilman); SBM mướn người Superintendent (giống như City Manager); Superintendent là xếp của mấy vị hiệu trưởng (School Directors / Administrators); Hiệu trưởng là xếp của các thầy cô giáo, những người trực tiếp dạy giỗ con em của chúng ta. Quí vị bất bình cái gì, cứ theo hệ thống quyền hành (chain command) mà khiếu nại.

Conclusion – Go to Vote:

Kính thưa quí vị, sự sa thải giáo sư Kim-Oanh trong chức vụ Superintendent hôm tháng 6 mà không có một lý do chính đáng là một hành động xúc phạm đến một vị khoa bảng đáng kính chưa làm điều gì sai, một hành động không tôn trọng tiếng nói của chúng ta là cử tri, những người bầu họ lên cái ghế họ đang ngồi. Đặt biệt giáo sư Kim Oanh là người VN, đây là một cái tát cho cộng đồng chúng ta. Vào làm Superintendent, một cái job mà những người đi trước đã bỏ chạy, là một sự dấn thân cho các em học sinh. Kính thưa quí vị, tôi không phải là học trò của giáo sư Kim-Oanh, tôi không tham gia một đảng phái phe nhóm nào. Tôi là một người cử tri nói chung, và là một người Vietnam nói riêng, tôi cũng là một public servant, sự việc xảy ra hôm tháng sáu đã làm cho tôi vô cùng bất bình, mình cũng là nhân viên chính phủ, làm việc tận tụy cho một thành phố khác, nơi “địa đầu hải tuyến” (Newport Beach), trong khi sự lũng đoạn đã xảy ra nơi “hậu phương”, là nơi mình đang ở, đồng tiền đóng thuế của mình đang bị xử dụng không đúng chỗ. Chính tôi là người đã tự in ra những flyers “Hỡi Đồng Bào Ơi” phát tại trường tiểu học Hayden lúc tôi đưa con tôi đến trường học. Chính tôi là người đã in ra những banners khổ Tabloid và khổ lớn bằng computers cho ngày biểu tình hôm 15/6. Chính tôi là người đứng lên phát biểu trong buổi họp hội đồng hôm 15/6, hỏi ai đồng ý việc sa thải giáo sư Kim Oanh và chỉ có một người Mỹ trắng dơ tay lên, và tiếp theo tôi hỏi ai ủng hộ giáo sư Kim Oanh, phần đông cử tọa đã giơ tay lên, việc này có được nêu ra trong báo Người Việt, nhưng không ai biết tôi là ai, vì tôi chỉ là một cử tri như quí vị. Những việc này tôi đã làm khi chưa gặp qua cá nhân giáo sư Kim Oanh từ trước đến lúc bấy giờ, chỉ theo dõi thông tin của cộng đồng qua báo chí và truyền thanh, và tôi nghĩ đến hôm nay giáo sư Kim-Oanh mới biết điều này. Tôi xin khẳng định tôi ủng hộ cô Kim Oanh vì cô làm việc cho quyền lợi thế hệ trẻ, tôi ủng hộ cái đúng. Nếu cô Kim Oanh là Superintendent của học khu Westminster, không làm theo đúng theo nguyện vọng của chúng ta, tôi sẽ là một trong những người đầu tiên phản đối và nộp đơn khiếu nại như tôi đã từng làm.

Kính thưa quí vị, chúng ta cần có sự thay đổi trong School Board Members của thành phố Westminster, một số thành viên đã vì quyền lợi của nghiệp đoàn giáo chức, dùng tiền đóng thuế của chúng ta để lo cho quỹ hưu trí của họ thay vì cho tương lai con em của chúng ta. Tôi xin kêu gọi tất cả bà con hãy dùng lá phiếu của mình để bầu cho người ứng cử viên sẽ phục vụ cho con em của chúng ta. Xin quí vị hãy ủng hộ “Our Children – Our Vote” Coalition xin tạm dịch là Liên Minh “Lá Phiếu Chúng Ta Chính Là Tương Lai Con Em Của Chúng Ta” bầu phiếu cho cô Thanh Phan, bà Lopez Fisher, và Bà Blossie Marquez trong kỳ bầu cử tháng 11 này.

Link FB Post:  https://www.facebook.com/tamankysu/posts/1694442740698594