/sưu tầm/ Louis Le 

Hôm nay mình muốn nhắc lại cho mọi người về cái vụ bỏ beneficiaries vào tất cả mọi nhà băng accounts. Mặc dù theo luật, chồng chết, vợ được hưởng tất cả mọi tài sản chồng có hoặc ngược lại, nhưng nếu không có beneficiaries, thì phải chờ cho chính phủ giữ accounts để trả mọi nợ người chồng hoặc vợ có trước khi tới mình. Thì beneficiaries được lợi gì, khi account có chỉ định beneficiaries, thì người có tên trong đó chỉ cần Death Certificate đem ra nhà băng là được quyền rút hết tiền ra, không phải chờ gì cả.


Người VN, bố, mẹ, ông, bà, có account riêng nhưng không tin ai, không bỏ tên vợ chồng con cái cháu chắt vào khi chết là gia đình chờ mỏi cổ cũng không có tiền. Mẹ mình mất, vẫn còn $140 trong băng, nhà băng không cho lấy ra mặc dù có chứng nhận là con ruột. Bố mình mất, con em bỏ tên vào beneficiaries cho account ổng, nó đem Death Certificate ra băng rút hết tiền liền.

Có một điều mình không bao giờ nghĩ ra là tiền bạc mình sẽ bị frozen khi mình incapacitated (mất khả năng), không ai được đụng đến, ngay cả con mình nằm trong account beneficiary, vì mình chưa chết, nếu còn vợ thì vợ vẫn chỉ định được, nhưng nếu cả hai vợ chồng đều nằm trong coma thì xong. Mình phải làm liền cái POA ("power of attorney") cho con gái và con trai mình cùng với một đứa em gái mình thật tin tưởng và hiểu mình. Thường thường hai vợ chồng đi chung, cũng có thể cả hai, mặc dù cũng hiếm, nhưng sao biết được LOL.

Cái thứ hai lập lại, tất cả mọi bank account và broker accounts phải bỏ tên beneficiary vào, bắt vợ, chồng mở account ra và cho nhìn thấy, trước vợ, chồng, và sau là con cái, và sau nữa là họ hàng vớ vẩn gì đó. Nên biết luôn account login để dễ tính. Ngay cả có biết login account, nó cũng không cho biết là có beneficiary không, phải có mặt ở nhà băng thì nó mới cho biết, chủ account và beneficiary, nó không cho làm online.

https://eforms.com/download/2015/09/Durable-Financial-Power-of-Attorney-Form.pdf 

https://www.smclawlibrary.org/forms/DurablePOA.pdf

Khi mình chết việc đầu tiên là State sẽ cho người freeze hết tất cả những gì mình có để trang trải nợ nần và coi phần còn lại cho những ai nếu mình không có di chúc “living will” hoặc “living trust”, cái này gọi là probate. Probate có thể kéo rất lâu tùy người chính phủ đưa cho làm, và họ có thể xài tiền rất bậy và tốn kém, nhiều khi tới lúc còn lại thì không còn bao nhiêu để cho người nhà nhận được.

Nếu mình không có di chúc, tất cả mọi nhà băng, 401K, IRA, investment accounts phải bỏ người thừa kế vào gọi là beneficiaries. Khi có death certificate, người thừa kế có thể vào nhà băng rút hết tiền ra. Ở CA thì người vợ hoặc chồng được hưởng hết tất cả gia tài. Nếu cả hai vợ chồng đều chết thì con cái được thừa hưởng, nhưng thế nào cũng có sự bất đồng ý kiến.

Bây giờ nếu có di chúc, di chúc sẽ có người chỉ định làm Executor để chia gia tài tùy theo di chúc mặc dù chính phủ vẫn phải xen vào, cái di chúc được dùng để người của State coi xem người executor có làm đúng theo lời chỉ dẫn của di chúc không. Trong di chúc mình có thể chỉ định bao nhiêu phần tiền cho con cái trước khi người vợ hoặc chồng được hưởng hết, cái này để tránh chuyện mẹ ghẻ hoặc dượng lấy hết tài sản của con mình. Nên hai người phải đồng lòng làm hai cái di chúc riêng cho nhau.

Trong trường hợp cả vợ chồng đều mất, thì phải có người executor thứ hai làm chuyện chia gia tài, nếu con còn nhỏ dưới 18 tuổi thì phải có người thân tin cậy bằng lòng nuôi tụi nhỏ cho tới 18 tuổi và cho người này gia tài để nuôi con. Nếu con lớn hơn 18 tuổi thì cho tụi nó làm executor cũng được. Sự phân chia tài sản cần liệt ra một cách rõ ràng, theo thời gian, tuổi tác nếu cần.

Bây giờ nếu không muốn chính phủ dính vào chuyện nhà mình, tốn kém, lộn xộn thì mình làm một cái entity gọi là “living trust”, cái này phải đem tới tòa cho họ biết nên phải làm cho đúng vì vậy luật sư cần hơn, không như di chúc để ở nhà, tòa không cần biết. Khi mình làm cái “living trust”, mình chuyển hết tài sản của mình vào cái trust này, mình không còn làm chủ nữa mà cái trust này là chủ, nhưng cái trust này cần người trông coi gọi là “trustee”, mình làm ra thì gọi là “grantor” và “grantor” có thể vẫn làm “trustee” khi mình còn sống. Vì nó là “living trust” nên mình có chết, nó vẫn sống thì không bao giờ có chính phủ xen vào như Probate. Thì trong “living trust” mình phải bỏ tên của những người “trustee” thừa kế theo thứ tự, mình trước, spouse của mình kế, con lớn trên 18 tuổi hoặc anh chị nào mình tin tưởng có kinh nghiệm để trông coi cái trust này và lo tiền bạc cho con nhỏ hoặc không muốn nó xài bậy hoặc lấy vợ chồng vớ vẩn chia gia tài.

Trong cái “living trust” mình phải nghĩ tới đủ mọi trường hợp, mẹ ghẻ, dượng, con lấy chồng, lấy vợ, những đứa con chia sao cho đúng và tốt, đưa tiền liền một lúc nó sẽ xài bậy, nhà cửa có cần bán để tụi nó chia nhau hay dùng cho tụi nó ở. Nếu công nhiều tiền thì cho tụi nó hàng tháng tới một tuổi nào nó có thể lấy hết. Tụi nhỏ lấy chồng, vợ như thế nào mới được thừa hưởng.

Khi mình incapacitated, coma, liệt, thì trustee được "power of attorney" cho mình chết thay vì giữ mình sống đời sống thực vật tốn tiền, CA không cho bác sĩ giúp cho mình chết nhưng những state khác có thể như Oregon, chở mình qua đó cho mình đi. Cái living trust tốt vì nó sẽ sống hoài ngay cả lúc mình chết, mọi thứ trong đó sẽ nằm đó, làm một lần là xong, mọi tài sản. Trustee thì dễ, chồng chết, vợ làm trustee, vợ chết, con lớn làm trustee hoặc cả hai đưá tùy theo mình đặt ra. Mình muốn làm “living trust” khi hai đứa trên 18, và khi đi làm phải hỏi tụi nó coi nó muốn dàn xếp làm sao. Thường thường hai chị em thương nhau không có vấn đề nhưng khi tụi nó lập gia đình, có người ngoài vào bắt đầu lộn xộn. Khi làm di chúc hoặc “living trust” phải nghĩ tới “mẹ ghẻ” và “dượng nó”, vợ chồng con mình trong tương lai nữa, phải protect con cái mình khi có người ngoài vớ vẩn chui vào.

Bây giờ nói các loại “living trust”, revocable và irrevocable. Đa số mọi người xài cái revocable để thay đổi mọi thứ trong trust một cách dễ dàng, con lộn xộn, không cho nó là trustee, lấy tên nó ra khỏi beneficiary luôn. Bán nhà, bỏ tiền vào băng dễ dàng hơn. Irrevocable là mình không còn làm chủ một cái gì, bỏ vào là trust là xong luôn, không đổi được beneficiaries luôn, muốn đổi cái gì cần sự đồng ý của beneficiaries, không như revocable, muốn làm gì thì làm vì mình là trustee. Chỉ có một cái tốt của irrevocable là khi mình bị người ta sue, mình không làm chủ tài sản, nên người ta không lấy tiền trong trust của mình được. Những người có việc như Bác Sĩ, Luật Sư, hay dùng irrevocable trust vì sợ bị sue mất tài sản.

Còn vấn đề thuế thì living trust vẫn bị đóng thuế nhưng irrevocable thì đóng thuế it hơn. Inheritance thì không bị đóng thuế, chừ nhà cửa trên $11M thì phải, mình chưa phải lo chuyện này.

Tóm lại, không có living trust thì chỉ bị ông Probate xen vào khi mình chết dù mình có di chúc. Mình chết vợ còn thì bả thừa hưởng hết, phải bỏ vào di chúc hoặc living trust không cho dượng nó hưởng. Cả hai chết thì phải có người tin tưởng làm executor cho di chúc và trustee cho living trust. Không giầu quá và không sợ ai sue thì không cần irrevocable trust, revocable thì dễ hơn.

Mình có cái “living trust” form, nếu muốn biết ra sao thì download nó xuống mà coi thử. Mình chắc phải tốn tiền ra làm living trust vì nhiều thứ quá LOL.

Trong khi chờ làm “living trust” thì có 3 thứ phải làm liền, đi ra nhà băng add beneficiaries vào mọi account, làm ngay một cái power of attorney, living will, chỉ cần hai chữ ký có notarized https://www.notarize.com/pricing hoặc ra nhà băng nào có hoặc real estate office trả tiền và làm liền. Khi có ba cái này, tương đối mọi tài sản được an toàn hơn một chút nào.

Download links:
- DURABLE FINANCIAL POWER OF ATTORNEY
https://docs.google.com/document/d/1FdowvhcIznPNT-czWCC6ux652r17AhTw/edit?usp=sharing&ouid=113414796068088206319&rtpof=true&sd=true

- Durable Power of Attorney
https://docs.google.com/document/d/1slWvOk8WjT0J7ov8gVYnp6dHlqd7VI5h/edit?usp=sharing&ouid=113414796068088206319&rtpof=true&sd=true 

- Living Trust Forms:
https://onedrive.live.com/?authkey=%21AAb4%5FqjWhPsKWeg&cid=B54EBC994C2682E7&id=B54EBC994C2682E7%2115036&parId=B54EBC994C2682E7%2115027&action=locate 

Source: https://www.facebook.com/groups/288170288256220/posts/1281073938965845/  


Phần bổ túc ngày 26/7/2022:

Để bổ túc thêm cho cái bài mình viết về Benificiaries khi mình mất, “Living Trust

Hôm nay mình mới nói chuyện với một người bạn Mỹ về kinh nghiệm của “living trust” vì anh ta vừa được hưởng gia tài của bà mẹ.

Bà già mua cái nhà năm 1969 $30K, năm 2008 lên $1.4M, trước khi bả mất 1 năm, gia đình làm một cái living trust bỏ cái nhà vào và tất cả con cái là beneficiaries. Khi bả mất, cái trust làm một bank account để bán nhà và bỏ vào trong đó. Bán xong, chuyển tiền vào bank và chia cho 4 đứa con liền, con cái không phải trả một đồng thuế nào.

Ông chú của bạn mình, lúc mất đi, để lại 401K và IRA $2.7M cho một mình ông anh của bạn vì lý do gì đó, Broker gọi cho ổng và chuyển tên qua liền vì ông ta được chỉ định 100% và những người khác không có đồng nào. Cái công này không phải lấy hết một lúc vì phải trả thuế nên ông ta chỉ lấy ra mỗi tháng một số nhỏ để đủ sống một cách thoải mái thôi.

Khi người có “Living Trust” mất, gia đình cần mướn một luật sư nữa để lo chuyện giấy tờ vì nếu có sự chia sẻ không đồng đều, người được nhà, người được xe, người được ít tiền hơn người khác. Những người nhận tiền và chấp nhận sẽ có giấy tờ phải ký như là một “Waver all rights” để sau này không được đem nhau ra toà vì vụ chia sẻ không đồng đều, luật sư này sẽ charge tuỳ theo công việc, thường thường là $2K.

Theo mình, phải đi ra làm “Living Trust”, trung bình là $3K-$4K, có hai cái quan trọng là cái nhà vì bây giờ nhà lên, ai cũng có cả triệu bạc trong đó, mình không muốn con mình đóng thuế khi mình và vợ mất, cái “Living Trust” được tạo ra cho dân giầu để lại cho con cái mà không phải trả thuế.

Trong cái “Living Trust” mình có thể chỉ định nhiều thứ khác nhau như không cho con trẻ mình lấy hết tiền ra một lúc mà chỉ cho hàng tháng là bao nhiêu cho tới khi nó trưởng thành theo mình 30 tuổi.

Mình có thể chỉ định tiền bạc chia như thế nào cho con cháu, họ hàng khi hai vợ chồng mất hoặc cả gia đình mất.

Khi mình ra một estate planning luật sư tốt, charge đắt hơn vì họ sẽ khuyên mình làm đủ mọi trường hợp có thể xảy ra cho mình và gia đình vì họ có kinh nghiệm.

Cái quan trọng thứ hai là “Advanced Directives” bỏ vào “Living Trust”, cái này dùng cho những việc gọi là “Extreme Measures” nghĩa là mình phải bỏ vào tất cả những chuyện dính tới bịnh tật, nhà thương cho mình vì kéo dài cuộc sống mình không muốn tốn tiền cho gia đình. Tất cả mọi thứ phải làm lúc mình khoẻ mạnh và minh mẫn chứng nhận bởi Luật sư của mình.

  1. Khi mình brain dead (coma) thì cho đi luôn.
  2. Khi mình biết mình yếu sắp chết thì không được “resuscitate” không cứu mình nữa, cho đi luôn.
  3. Khi mình bị liệt không muốn sống nữa thì giúp mình đi luôn.

Thiệt ra nếu không có nhà cửa thì không cần “Living Trust” vì tất cả tiền bạc accounts mà có tên của beneficiaries thì beneficiaries cứ tự động lấy trong bank thường, còn 401k, investment accounts nó sẽ thông báo cho beneficiaries khi nó nhận được death certificate.

Còn vấn đề medical thì Durable POA sẽ được xài trong khi mình bị vấn đề không muốn sống hoặc bị liệt hoặc coma. Không cần làm nhiều POA.

Mình và bà xã sẽ phải đi gặp Estate Planning Attorney để làm Living Trust vì nhà mình bây giờ khá cao. Cái quan trọng là nên đi gặp nhiều luật sư khác nhau, không chỉ đi một người vì họ cho Free Consultation. Đừng tin ai mà chỉ đi theo người ta, gặp nhiều luật sư sẽ biết họ tốt hay không, đừng vì vài trăm khác nhau mà đi luật sư dổm, có luật sư sẽ lo hết cho mình cho tới lúc chết luôn. Nhà bây giờ lên cả triệu bạc, một hai ngàn khác nhau không thành vấn đề nếu làm không đúng. Nên lựa người nào gần nhà và cơ sở vững chắc lâu đời.


Thêm ngày 14/9/2022: https://www.facebook.com/groups/197761930797967/?multi_permalinks=1226581514582665 

Living Trust - (after prepared by a lawyer) 

OK, để mình update tất cả mọi câu hỏi mà mọi người đọc bài này, mình không có giờ trả lời từng message một. Muốn biết Probate chỉ định người cai quản tài sản của mình nếu không có Living Trust thì nên coi phim “I Care A Lot” của Netflix để có idea về người court chỉ định có thể làm những gì, tiền mình sẽ mất ra làm sao mà không làm gì được.

Tại sao mình muốn làm cái Living Trust? Nếu không có Living Trust thì khi mình chết, tài sản mình sẽ vào Probate và probate sẽ chỉ định người coi tài sản của mình, nếu không có Wills, họ sẽ ngồi chờ cho creditors tới đòi tiền mặc dù mình không có nợ, họ sẽ tìm hiểu gia đình mình còn ai thừa kế thì họ sẽ phân chia tuỳ theo họ, nếu con mình dưới 18 tuổi, họ sẽ bàn cách nuôi con mình như thế nào theo sự nghĩ ngợi của họ. Tất cả mọi thứ này tốn rất nhiều giờ và con mình, bố mẹ, phải chờ, ông bà ngoại, nội muốn nuôi cháu phải ra toà, toà sẽ coi coi có đủ tư cách trông cháu không, nếu không sẽ dùng tiền mình mướn người trông con mình. Tất cả sẽ là tiền xài từ tài sản mình, người được chỉ định có thể đòi tới $150/hr cho họ, và họ cần bạn bè họ giúp, cũng phải trả tiền luôn. Đừng ba trợn, lười, mà để con cái, gia đình khổ sở khi mình chết. Như mình đã nói, giờ này mà còn không có bỏ beneficiaries vào accounts trong băng cho gia đình thì như bạn mình nói “đi chết đi”.

  1. Mình có nhà khá nhiều Equity, mình muốn con mình hưởng hết không phải trả thuế khi cả hai vợ chồng chết, hoặc một trong hai đứa con chết, hoặc cả gia đình chết thì họ hàng mình hưởng. Thì trong cái trust phải bỏ tên từng người mình muốn cho vào và chia như thế nào, hết người này, tới người kia, theo thứ tự, nếu không chính phủ lấy hết.
  2. Tất cả mọi nhà băng mình có khá nhiều tiền, mình không muốn con trẻ của mình chia gia tài khi hai vợ chồng chết rồi xài bậy, tụi nó phải tới 25 tuổi mới được chia gia tài.
  3. Khi mình incapacitated (phải được chứng nhận bởi 2 bác sĩ chuyên môn) thì vợ mình được quyền đủ mọi thứ, nếu cả hai bị thì có người thứ ba đứng ra cai quản tài sản của mình, nếu người này chết thì sẽ có người thứ tư, cứ thế mà bỏ vào, phải lựa người biết quản trị tiền bạc giỏi và có tâm tốt, kiếm người giầu nhất trong gia đình mà chỉ định, bỏ người không có tiền họ sẽ lo cho họ trước và cũng không biết cai quản tiền bạc.
  4. Khi mình bị liệt hoặc sống không đáng mà toà nhất định bắt mình trong bịnh viện có thể tốn tới $200k một năm thì mình cho phép bà xã hoặc người trustee đem mình đi tiểu bang nào giúp mình tự tử.
  5. Coi tất cả những hình mình bỏ lên để biết những gì luật sư làm cho mình và phải làm những cái gì. Đừng ham rẻ $1k-$2k mà gia đình mất cả tỷ. Không luật sư giỏi nào mà làm rẻ cả mặc dù nó thiệt ra không có gì, nhưng bên trong của cái trust nó nói rõ ràng thì khi “Phải” ra toà thì mọi thứ nằm trong đó như mình đã chỉ định, không có một khe hở nào để chính phủ xen vào, nhất là Probate court, nó mà audit mà thấy cái gì sai là coi như xong, lúc đó mà không có luật sư tốt thì hết cả tiền. Mình kiếm luật sư có văn phòng trong nghề trên 10 năm vì họ sẽ còn khi mình chết thì họ sẽ có người giúp mình. Ham rẻ vào mấy người không bằng cấp, chỉ copy và chứng nhận cho mình thì sau này có gì sai, chỉ có đứng mà “holding the bag” mà thôi.
  1. Bây giờ nói về cái Trust nó làm cho mình. Cái trust coi như là một cái tủ có khoá và chỉ có mình là trustee mới mở được, trong đó có gì, chính phủ không được đụng tới. Mình muốn bỏ gì vào đó thì bỏ, muốn lấy ra thì lấy, không ai cần biết chỉ có khi mình chết, chính phủ tới đòi người Trustee kế mở ra cho họ audit vì họ muốn lấy hết đồ trong đó ra mà thôi. Thì khi cái tủ làm chặt chẽ, mọi thứ không illegal thì chính phủ sẽ phải để yên cho trustee làm những điều khoản nằm trong Di Chúc (Wills). Thì cái Di Chúc này rất quan trọng thì phải bỏ hết mọi thứ mình muốn chia sao với gia tài. Trustee chỉ được quyền theo cái di chúc mà làm thôi, làm bậy, beneficiaries trong di chúc có thể “sue” trustee này.
  2. Đồ nằm trong tủ - Living Trust.
  • Cái nhà, thì muốn không ai đụng được tới nhà thì phải đổi tên mình trong nhà bỏ tên của Trust vào, khoá lại, không ai biết mình có nhà nữa, muốn sue mình cũng không dễ vì mình không làm chủ. Còn việc refinance hoặc bán nhà thì vào tủ lấy cái deed ra bỏ tên mình vào là refinance hoặc bán, refinance xong, lại đổi tên của Trust vào, bỏ vào tủ khoá lại. Không ai đụng được nữa.
  • Còn băng accounts có hai loại:
  • Tax deferred là 401k, IRA phải đóng thuế khi lấy ra thì không được bỏ vào.
  • Taxable Accounts: Brokerage, investment account, banks, savings, nhìn cái hình mình thì sẽ biết những gì nên bỏ vào trong cái Trust. Theo luật sư của mình thì nhà băng dưới $185.5k thì bỏ Beneficiaries vào sẽ không bị freeze khi mình chết, mọi người tự làm lấy vì mình không có nhà băng vớ vẩn nào trên $100k cả vì mình bỏ hết vào Investment accounts rồi, thì cái này mình bỏ và trong cái Trust. Đừng nghe mình nói mà để $180k rồi lúc chết con ra lấy (PayOnDeath) hết tiền nó không cho. Mọi nhà băng khi bỏ tên beneficiaries thì người trong beneficiaries chỉ cần đem cái death certificate vào là nó đóng sổ và ký check cho mình.
  • Brokerage Investment Accounts: Thay vì bỏ cái này vào cái Trust, mình sẽ chia nó ra làm 2, 3 cái accounts khác nhau dưới $180k rồi bỏ tên beneficiaries vào, khi mình chết họ sẽ contact con mình đi lấy tiền.

Hôm nay hai vợ chồng đi làm living trust vì bây giờ hai vợ chồng hay đi đôi, bay chỗ này chỗ kia. Mình muốn chia sẻ kinh nghiệm sau khi ký cái check $2k và gặp luật sư để làm cái này.

Beneficiaries (pay upon death) mình có nói trong bài trước, theo luật sư giảng thì nó chỉ là di chúc cho người có dưới $185.5k trong băng mà thôi, trên $185.5k là court sẽ freeze và không cho beneficiaries lấy tiền ra dù có Death Certificate, luật sư gọi cái này là Will For Poor Man. Khi mình có trên $185.5k thì phải bỏ vào Living Trust.

Thì $2k họ làm cái gì cho mình? Thiệt ra trong groups có những người tận tâm muốn làm cho mọi người miễn phí, mình thấy không cần phải đi ra luật sư trả tiền, chỉ cần những cái forms được thị thực chữ ký của hai vợ chồng mà thôi. Cái phải file ở court là cái đổi tên của hai người trong cái deed của nhà qua cái Living Trust mình tạo ra. Phải đặt tên cho cái Living Trust của mình. Khi mình thị thực chữ ký xong là mình có cái Living Trust rồi.

Theo luật CA thì tất cả asset dưới $24.12M thì không phải làm gì nhiều, trên cái này thì dính tới thuế má thêm. Mình thì chắc chắn khỏi lo rồi.

Tất cả mọi tax deferred accounts không cần bỏ vào Living Trust như 401k, IRA, ROTH IRA vì nó dính tới IRS, chỉ có những taxable brokerage accounts như Life Insurance, Brokerage, RSU, Stocks Options, ESPP thì phải bỏ vào Living Trust mà thôi.

Những accounts của banks bình thường, mình chỉ để trong đó vài chục ngàn để chi phí hàng tháng (đọc bài mình viết về cashflow, shorterm investment, long term investment) mà thôi, còn dư bao nhiêu là bỏ qua shorterm investment để kiếm thêm tiền. Thì những accounts này dưới $185.5k thì mình không phải bỏ vào Living Trust mà chỉ cần Beneficiaries (POD) mà thôi, thì khi mình mất, cứ thế mà vào đóng sổ lấy hết tiền ra.

Khi hai vợ chồng mất, cái nhà nằm trong Living Trust sẽ phải appraised lại giá lúc đó, nếu con mình muốn tiếp tục ở thì sau này khi tụi nó bán, cái Trust phải trả tiền capital gain từ giá lúc mình chết chứ không phải là lúc mình mua nên nếu tụi nhỏ muốn chia tiền liền thì bán ngay sẽ không phải trả một chút tiền thuế nào. Thí dụ nhà mua $760k, lúc chết trị giá $1760k, lời $1M, hai đứa chia nhau hết $1.241M, không phải đóng thuế đồng nào.

Living Trust có bao nhiêu cái forms:

  1. Trust. Làm cái trust. Cái trust phải bỏ tên người quản trị khi còn sống và khi đã chết.
  2. Trust Certificate. Nói đầy đủ về cái Trust của mình.
  3. Wills. Làm cái di chúc. Di chúc là một phần trong cái Living Trust.
  4. FDPA (durable power of attorney). Giao quyền hành quản trị gia tài cho người thân khi mình bị mất trí hoặc coma.
  5. HDPA (health power of attorney). Giao quyền hành về cách chữa bịnh cho mình khi mình bị liệt vào loại như chết rồi, cái này để bảo vệ tài sản khi mình bị bệnh nặng, không chữa được mà phải tốn nhiều tiền để giữ mình thở.

Thiệt ra luật sư nói chuyện với mình vài tuần trước, bắt mình điền cái form để họ biết như thế nào và tự họ điền sẵn những cái forms cho mình. Mình chỉ tới ký và trả tiền mà thôi. $2k hơn 1hr giải thích từng chi tiết một cho mình.

Cái quan trọng là phải lựa người có tâm, thông minh và biết về tài chánh để quản trị Living Trust khi mình mất, lo được cho con cái mình.

Trong cái di chúc phải nó rõ những trường hợp khi một người chết thì sao? Cái khó là người còn lại được hết nên người đó mà bị dượng hoặc mẹ ghẻ dụ dỗ là con cái như cô bé lọ lem mà thôi, không làm được gì cả, nên phải tin nhau. Nếu cả hai đều chết, nếu cả gia đình chết, thì phải bỏ tên người kế trong gia đình, và cứ thế mà bỏ vào, nếu không tiền sẽ về chính phủ.

Mình tưởng cái Living Trust là phải ra court, nhưng mình sai, khi mình thị thực chữ ký thì nó đã thành hình legally rồi. Nên mình nói làm ở nhà cũng được, chỉ biết forms nào tốt cho mình mà thôi. Dùng cái forms mình bỏ lên bài trước cũng được rồi. Chỉ cần phải sang tên deed từ mình qua Living Trust mà thôi, những cái này phải cần appraisal và deed của nhà. Mình thấy nó làm cũng kỹ lưỡng và $2k cũng đáng đối với mình cho chắc ăn. LOL. Mua cái ví điệu vớ vẩn cũng hơn $2k rồi. Mình biết thêm cái gì mình sẽ bỏ vào thêm. Bây giờ phải vào Brokerage để đổi tên mình qua tên của Living Trust.Living Trust -

Hôm nay hai vợ chồng đi làm living trust vì bây giờ hai vợ chồng hay đi đôi, bay chỗ này chỗ kia. Mình muốn chia sẻ kinh nghiệm sau khi ký cái check $2k và gặp luật sư để làm cái này.

Beneficiaries (pay upon death) mình có nói trong bài trước, theo luật sư giảng thì nó chỉ là di chúc cho người có dưới $185.5k trong băng mà thôi, trên $185.5k là court sẽ freeze và không cho beneficiaries lấy tiền ra dù có Death Certificate, luật sư gọi cái này là Will For Poor Man. Khi mình có trên $185.5k thì phải bỏ vào Living Trust.

Thì $2k họ làm cái gì cho mình? Thiệt ra trong groups có những người tận tâm muốn làm cho mọi người miễn phí, mình thấy không cần phải đi ra luật sư trả tiền, chỉ cần những cái forms được thị thực chữ ký của hai vợ chồng mà thôi. Cái phải file ở court là cái đổi tên của hai người trong cái deed của nhà qua cái Living Trust mình tạo ra. Phải đặt tên cho cái Living Trust của mình. Khi mình thị thực chữ ký xong là mình có cái Living Trust rồi.

Theo luật CA thì tất cả asset dưới $24.12M thì không phải làm gì nhiều, trên cái này thì dính tới thuế má thêm. Mình thì chắc chắn khỏi lo rồi.

Tất cả mọi tax deferred accounts không cần bỏ vào Living Trust như 401k, IRA, ROTH IRA vì nó dính tới IRS, chỉ có những taxable brokerage accounts như Life Insurance, Brokerage, RSU, Stocks Options, ESPP thì phải bỏ vào Living Trust mà thôi.

Những accounts của banks bình thường, mình chỉ để trong đó vài chục ngàn để chi phí hàng tháng (đọc bài mình viết về cashflow, shorterm investment, long term investment) mà thôi, còn dư bao nhiêu là bỏ qua shorterm investment để kiếm thêm tiền. Thì những accounts này dưới $185.5k thì mình không phải bỏ vào Living Trust mà chỉ cần Beneficiaries (POD) mà thôi, thì khi mình mất, cứ thế mà vào đóng sổ lấy hết tiền ra.

Khi hai vợ chồng mất, cái nhà nằm trong Living Trust sẽ phải appraised lại giá lúc đó, nếu con mình muốn tiếp tục ở thì sau này khi tụi nó bán, cái Trust phải trả tiền capital gain từ giá lúc mình chết chứ không phải là lúc mình mua nên nếu tụi nhỏ muốn chia tiền liền thì bán ngay sẽ không phải trả một chút tiền thuế nào. Thí dụ nhà mua $760k, lúc chết trị giá $1,760k, lời $1M, hai đứa chia nhau hết $1.241M, không phải đóng thuế đồng nào.

Trong cái Trust có điều khoản tụi nhỏ chỉ được chia tài sản 50%/50% khi tới tuổi 25 mà thôi.

Living Trust có bao nhiêu cái forms:

  1. Trust. Làm cái trust. Cái trust phải bỏ tên người quản trị khi còn sống và khi đã chết.
  2. Trust Certificate. Nói đầy đủ về cái Trust của mình.
  3. Wills. Làm cái di chúc. Di chúc là một phần trong cái Living Trust.
  4. FDPA (durable power of attorney). Giao quyền hành quản trị gia tài cho người thân khi mình bị mất trí hoặc coma.
  5. HDPA (health power of attorney). Giao quyền hành về cách chữa bịnh cho mình khi mình bị liệt vào loại như chết rồi, cái này để bảo vệ tài sản khi mình bị bệnh nặng, không chữa được mà phải tốn nhiều tiền để giữ mình thở.

Thiệt ra luật sư nói chuyện với mình vài tuần trước, bắt mình điền cái form để họ biết như thế nào và tự họ điền sẵn những cái forms cho mình. Mình chỉ tới ký và trả tiền mà thôi. $2k hơn 1hr giải thích từng chi tiết một cho mình.

Cái quan trọng là phải lựa người có tâm, thông minh và biết về tài chánh để quản trị Living Trust khi mình mất, lo được cho con cái mình.

Trong cái di chúc phải nó rõ những trường hợp khi một người chết thì sao? Cái khó là người còn lại được hết nên người đó mà bị dượng hoặc mẹ ghẻ dụ dỗ là con cái như cô bé lọ lem mà thôi, không làm được gì cả, nên phải tin nhau. Nếu cả hai đều chết, nếu cả gia đình chết, thì phải bỏ tên người kế trong gia đình, và cứ thế mà bỏ vào, nếu không tiền sẽ về chính phủ.

Mình tưởng cái Living Trust là phải ra court, nhưng mình sai, khi mình thị thực chữ ký thì nó đã thành hình legally rồi. Nên mình nói làm ở nhà cũng được, chỉ biết forms nào tốt cho mình mà thôi. Dùng cái forms mình bỏ lên bài trước cũng được rồi. Chỉ cần phải sang tên Deed từ mình qua Living Trust mà thôi, những cái này phải cần appraisal và deed của nhà. Mình thấy nó làm cũng kỹ lưỡng và $2k cũng đáng đối với mình cho chắc ăn. LOL. Mua cái ví điệu vớ vẩn cũng hơn $2k rồi. Mình biết thêm cái gì mình sẽ bỏ vào thêm. Bây giờ phải vào Brokerage để đổi tên mình qua tên của Living Trust.


Tin liên quan:

 


Andy xin phép góp phần thêm để AI CẦN CŨNG ĐỀU ĐƯỢC GIÚP MÀ CHẲNG TỐN KÉM CHI HẾT ❤️
Hello quý đồng hương đang sinh sống ở 🇺🇸
Ở Mỹ này nhiều luật lệ rất khác với Vietnam, nhất là luật thừa kế: nếu mình không hiểu thì mình, gia đình & người thân sẽ thành nạn nhân của luật & bị tổn thất rất nhiều!
Thực tế:
1️⃣ Khi quý vị (chủ tài sản) bị rơi vào tình trạng mất nhận thức hoặc “về luôn với bề trên” mà không để lại giấy tờ dặn dò, hoặc chỉ để lại mỗi cái Will - mà người Việt hay gọi là “di chúc”, thì người thân ở lại sẽ phải vất vả tới lui làm việc với toà probate để lo thủ tục thừa kế: rất tốn kém (có khi tới 50% gia tài), mất thời gian & càng phiền hà, phức tạp & đau lòng nếu có tranh chấp 😖
Hoặc:
2️⃣ Nếu quý vị (chủ tài sản) sớm làm trước đủ bộ hồ sơ Estate Planning (Advance Directive, Power of Attorney, Will, Trust) để thủ sẵn & ghi lại tâm ý, khi còn tỉnh khoẻ thì vẫn được toàn quyền. Và chính vì nhờ có sự chuẩn bị khôn ngoan đó, sau này người thừa kế sẽ được nhận di sản suông sẻ trọn vẹn. Không cần phải luỵ toà, tránh phiền phức, khỏi tranh chấp & không tốn kém!
Tất cả chúng ta sớm muộn gì cũng sẽ tới nước đó, và nếu được lựa chọn thì quý vị thích cách nào hơn???
🔴 Nếu quý vị yêu thương gia đình, Andy nghĩ quý vị không bao giờ muốn họ bị rơi vào tình trạng 1️⃣!
🟡 Nếu phải thuê luật sư để lo liệu trường hợp 2️⃣, quý vị sẽ phải tốn kém ít nhất một vài ngàn USD!
🟢 Tin vui: quý vị vẫn có thể có được giúp hoàn tất trọn bộ hồ sơ Estate Planning đầy đủ giá trị pháp lý. Đặc biệt: TRỢ GIÚP TOÀN BỘ, KHÔNG RÀNG BUỘC, KHÔNG THU LỆ PHÍ, ai TRẢ TIỀN cũng…KHÔNG NHẬN! 😊
Ai quan tâm muốn biết thêm chi tiết hoặc cần trợ giúp, vui lòng liên lạc Andy An Van 😊 🇺🇸:
(This post is not advertising nor self promotion but offering complimentary helping service for our community)
To whom it may concerns,
In the US, if we don't know, ignore or don’t understand the law of inheritance, then later ourselves, family and our loved ones will suffer and become victims of that law.
In fact:
1️⃣ When you passed away intestate or left a Will only, your heirs will have to face and work with the probate court and lawyers for the inheritance procedure which is very costly, time consuming & even more complicated, emotional and troublesome if there is a conflict, dispute or lawsuit 😖
Or:
2️⃣ The assets owners (you) prepare Estate Planning (Advance Directive, Power of Attorney, Will, Trust) to have your wishes officially documented. While still in good health, you still have total control. And later, thanks to your wise preparation, your heirs will receive what you left behind smoothly in full: no courts, no hassle, no disputes & no expense!
🔔 All of us will go there someday, may I ask: between one of the two ways above, which one you prefer???
🔴 If you love your family, I think you never want the option 1!
🟡 If you hire an estate attorney or lawyer for option 2, you will have to pay $ at least several thousands!
🟢 Good news: you can get helped to complete the option 2 with NO STRINGS ATTACHED, NO HIDDEN FEE, and NO COST AT ALL! 😊
The good news above may sounds too good to be true, but I guarantee this is true and many people in my community have experienced that truth.
It’s my pleasure to help and contribute to our community within my ability 😊
If interested, contact me for more details.
All the best to you and yours ❤️
#Complimentary
#Estate_Planning
#Advance_Directive
#Power_of_Attorney
#Will
#Trust